Hội thảo quốc tế “Bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi đạt được trong quá trình đào tạo” thuộc khuôn khổ dự án MOTIVE
Từ ngày 13/7 đến 16/7/2022, dự án “Giám sát xu hướng việc làm của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” (MOTIVE) tổ chức hội thảo “Bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi đạt được trong quá trình đào tạo”. Hội thảo diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh do Đại học Hạ Long chủ trì theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thông qua nền tảng Zoom.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Lương Thụy.
Tham gia hội thảo về phía đối tác châu Âu có Hiệp hội các trường đại học AlmaLaurea, Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), Cơ quan đánh giá và kiểm định chất lượng quốc gia Tây Ban Nha ANECA (Tây Ban Nha), Cơ quan tư vấn và huy động quốc tế INCOMA (Tây Ban Nha), Đại học Khoa học ứng dụng FH Joanneum Gesellschaft MBH (Cộng hòa Áo). Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên. Các cơ sở giáo dục Việt Nam tham gia hội thảo gồm: Đại học Thái Nguyên; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Hạ Long; Trường Đại học Hà Nội; Học viện Bưu chính Viễn thông; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; Trường Đại học Nội vụ; Trường CĐ Du lịch Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
Về phía Đại học Thái Nguyên có PGS.TS. Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên; các thành viên là nghiên cứu viên: PGS.TS. Đặng Xuân Bình, Trưởng Phòng Công tác HSSV Trường Đại học Nông Lâm; TS. Nguyễn Bích Hồng, Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh; TS. Phạm Minh Hoàng, Phó trưởng Phòng Công tác HSSV Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh; ThS. Lê Văn Thủy, Phó trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại top những nhà cái uy tín nhất việt nam .
TS. Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Lương Thụy.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, nhấn mạnh: một trong ba đột phá chiến lược Việt Nam đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay là về nguồn nhân lực, trong đó vai trò của các cơ sở giáo dục đại học rất quan trọng. Việc gắn kết khả năng đào tạo, cung ứng nhân lực của các cơ sở đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp từ lâu đã là vấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, doanh nghiệp quan tâm và có nhiều giải pháp thực hiện. Tuy nhiên để kết nối giữa cung và cầu về nhân lực không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra khu vực và thế giới vẫn là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố vùng miền, văn hóa, trình độ. Dự án Motive được triển khai từ năm 2020 với sự tham gia của 9 trường đại học ở Việt Nam cùng sự đồng hành của Bộ GD&ĐT và Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội. Mục tiêu của Dự án là xây dựng một trung tâm quốc gia về giám sát tình trạng tham gia thị trường lao động của người tốt nghiệp ở Việt Nam, tạo cơ sở kết nối dữ liệu việc làm giữa nhu cầu của sinh viên với trường đại học và các đơn vị sử dụng nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay.
TS. Dorel Manitiu, Điều phối viên Dự án Motive, Đại diện Tổ chức AlmaLaurea (Italia) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lương Thụy.
Tiếp nối hoạt động của Dự án, hội thảo lần này tiếp tục tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: Cập nhật báo cáo theo dõi sinh viên tốt nghiệp của 9 trường đại học ở Việt Nam – đối tác của Dự án thông qua kết quả thu được từ việc khảo sát của Dự án; tình trạng hoạt động của Cổng thông tin theo dõi sinh viên tốt nghiệp; xây dựng bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi đạt được trong quá trình đào tạo.
Nội dung hội thảo là cơ sở để các trường hình thành bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi của sinh viên, điều chỉnh các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Dự án. Đặc biệt là việc hoàn thành báo cáo và phân tích số liệu của Dự án theo đúng thời hạn, giúp cho các cơ sở đào tạo là thành viên của Dự án xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp, có được những kinh nghiệm quý giá về các hoạt động khảo sát việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp và đánh giá chất lượng, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động. Từ đó, đưa ra những chiến lược đào tạo kiến thức và kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế.
Hội thảo đã nghe các báo cáo kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp và thảo luận việc xây dựng Cổng thông tin việc làm quốc gia dành cho sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam. Sau hơn 2 năm triển khai, dữ liệu của dự án đã có hơn 30.000 tài khoản sinh viên của 25 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tháng 5/2022, Ban điều phối dự án đã tổ chức hội thảo tại thành phố Bologna (Italia), các thành viên của dự án đã tập trung thảo luận về chủ đề: Sinh viên tốt nghiệp và thị trường lao động, tạo cầu nối giữa nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp. Thông qua kết quả này, dự án có thể đưa ra đề xuất trên nhiều phương diện như quản lý giáo dục đại học, đào tạo chuyên môn, phát triển kỹ năng cho sinh viên, cải thiện các vấn đề về tâm lý học đường,…
Phiên họp hướng dẫn triển khai kỹ năng khảo sát và cập nhật thông tin. Ảnh: Minh Hoàng.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Ban lãnh đạo các trường thành viên cũng đã có phiên họp ngắn về các vấn đề quan trọng của dự án, đặc biệt là về việc thành lập Trung tâm quốc gia về theo dõi sinh viên tốt nghiệp, sự phát triển bền vững và tương lai của dự án. Theo đó, dự án MOTIVE sẽ tiếp tục tiến hành thêm một số hoạt động quan trọng liên quan đến sinh viên tốt nghiệp. Trong năm 2022, nhóm dự án sẽ tiến hành thêm khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2021 để tiếp tục theo dõi tình trạng việc làm của sinh viên trong thời kỳ hậu Covid-19 và làm nền tảng so sánh với các khảo sát trước đó.
Tại Hội thảo, các đối tác quốc tế cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về các phương thức và thực tiễn tốt trong việc đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Italia, Cộng hòa Áo và Tây Ban Nha. Đây là cơ sở quan trọng để dự án MOTIVE và các trường thành viên hình thành bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi của sinh viên, điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ dự án, hoàn thành hiệu quả việc phân tích số liệu khảo sát và chuẩn bị báo cáo.
Dự án MOTIVE nhằm nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam và thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Dự án đồng thời hướng tới tăng cường sự kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Dự án do chương trình Erasmus+ của Liên minh châu Âu tài trợ.
Đoàn công tác Đại học Thái Nguyên tham dự Hội thảo. Ảnh: Minh Hoàng.